Tiểu sử Liễu_Tông_Nguyên

Liễu Tông Nguyên, người Hà Đông, nay thuộc huyện Vĩnh Tế, tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc).Ông đỗ tiến sĩ năm Trinh Nguyên thứ chín (793) đời Đường Đức Tông, làm quan đến chức Giám sát ngự sử.

Thời Đường Thuận Tông, tập đoàn Vương Thúc Văn chấp chính, ra sức cải cách về các mặt chính trị, kinh tế, quân sự; như bãi bỏ chế độ cung thị[1], bỏ chế độ tiến cống, thả cho nữ nhạc trong cung đình về nhà, trừng trị bọn tham quan ô lại và mưu lấy lại binh quyền từ tay các hoạn quan. Thế nhưng tập đoàn này, mà Liễu Tông Nguyên là một trong những nhân vật chủ yếu, chỉ chấp chính được hơn một trăm bốn mươi ngày, thì bị các thế lực "sắp bị tước mất quyền lợi" chống lại mãnh liệt, nên công cuộc cải cách sớm thất bại thảm hại và bị bức hại tàn khốc...Ngay sau đó, Liễu Tông Nguyên bị giáng chức làm Tư mã Vĩnh Châu (nay là Linh Lăng, Hồ Nam).

Năm 815, thời Đường Hiến Tông thứ mười, ông được bổ nhiệm làm Thứ sử Liễu Châu (nay thuộc tỉnh Quảng Tây)[2] và bốn năm sau (819), ông mất tại đó. Khi ấy, ông chỉ mới 47 tuổi.